Page 54 - TOAN CHUYEN DE
P. 54

Lấy 1 mẫu gồm 5 học viên. Gọi X i (i= 1, 2, 3, 4, 5) là điểm kiểm tra môn toán
               của học viên thứ i được lấy vào mẫu. Vậy ta có mẫu ngẫu nhiên kích thước n = 5
               được xây dựng từ biến ngẫu nhiên X như sau: W X = (X 1, X 2, X 3, X 4, X 5). Thực hiện
               phép thử đối với mẫu ngẫu nhiên này (có hoàn lại) 5 học viên của lớp. Giả sử điểm
               kiểm tra của học viên thứ 1 là 2, thứ 2 là 5, thứ 3 là 2, thứ 4 là 8, thứ 5 là 7 thì ta có
               1 giá trị của mẫu ngẫu nhiên là: w x = (2; 5; 2; 8; 7). Thực hiện phép thử khác đối với
               W X (tức là lại chọn 5 học viên khác trong lớp) ta lại thu được 1 giá trị khác của mẫu
               ngẫu nhiên, cứ thế...
                      Nếu kích thước mẫu lớn, việc trình bày 1 cách cụ thể kết quả quan sát như
               trên là không thuận tiện. Trong trường hợp này ta sử dụng khái niệm: giá trị của dấu
                        *
               hiệu X  là x i, tần suất của x i là p i đã nêu ở trên để trình bày mẫu cụ thể dưới dạng
               bảng.
                      Để phân biệt với các ký hiệu của tổng thể. Đối với mẫu ngẫu nhiên ta dùng
                                                               
                                                                 
               các ký hiệu sau: n i: là tần số của x i ;    =   là tần suất của x i .
                                                           
                                                                
                      Ví dụ 3.3.
                      Một đơn vị có 10.000 quân nhân. Để nghiên cứu mức sống của họ, người ta
               khảo sát chỉ tiêu X  =”thu nhập thực tế của quân nhân trong đơn vị” và thu được
                                      *
               bảng số liệu sau:

                                  *
                                X (triệu đồng)        1,5      1,7     1,9      2,3     2,7      2,9
                              n i (số quân nhân)  1.500  2.000  2.100  1.000  1.900  1.500
                                       p i            0,15    0,20     0,21    0,10     0,19    0,15

                      Từ bảng này ta suy ra thu nhập của quân nhân trong đơn vị có thể mô hình
               hóa bởi biến ngẫu nhiên X =”thu nhập của quân nhân trong đơn vị” với bảng PPXS
               như sau:
                                         X            1,5     1,7      1,9     2,3     2,7     2,9
                                         p i          0,15  0,20  0,21  0,10  0,19  0,15

                      Trong thực tế, ta thường chưa biết được bảng này (vì nếu có được bảng đó ta
               phải điều tra về thu nhập của toàn bộ số quân nhân trong đơn vị). Vì vậy, người ta
               dự định điều tra về thu nhập của 200 quân nhân được chọn trong số 10.000 quân
               nhân của toàn đơn vị 1 cách ngẫu nhiên, có hoàn lại. Gọi X i =”thu nhập của quân
               nhân thứ i được đưa vào mẫu” (i=1, 2, ..., 200.). Như vậy ta có 200 biến ngẫu nhiên:
               X 1, X 2, ..., X 200 độc lập, có cùng PPXS với X. Tức là ta có mẫu ngẫu nhiên W X=(X 1,
               X 2, ..., X 200) được xây dựng từ biến ngẫu nhiên gốc X.
                      Thực hiện 1 phép thử đối với mẫu W X, tức điều tra thu nhập của 200 quân
               nhân cụ thể. Giả sử kết quả thu được cho ở bảng sau:


                                         x i          1,5     1,7      2,3     2,7     2,9
                                         n i           30      50      40      50      30

                      Nếu điều tra thu nhập của 200 quân nhân khác, ta có 1 giá trị khác của mẫu
               ngẫu nhiên W X. Như vậy, mẫu ngẫu nhiên có thể phản ánh được kết quả điều tra thực
               nghiệm. Bởi vì, các kết quả này được coi là 1 giá trị của nó, tức là khái quát được








                                                         Trang 54
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59