Page 52 - TOAN CHUYEN DE
P. 52

Định nghĩa 3.1.
                                                                                               *
                      Từ tổng thể ta lấy ra n phần tử và đo lường giá trị của dấu hiệu X  trên chúng;
               n phần tử này lập nên 1 mẫu. Số phần tử của mẫu (n) được gọi là kích thước của
               mẫu.
                      Chú ý:
                      Thông thường kích thước của mẫu nhỏ hơn nhiều so với kích thước của tổng thể.
               Vì vậy, có khả năng thực tế để thu thập, xử lý và khai thác thông tin mẫu một cách nhanh
               chóng, toàn diện hơn. Để đạt được mục đích trên thì mẫu phải đại diện cho tổng thể. Muốn
               vậy, phải đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu, không chọn mẫu theo một tiêu chuẩn chủ
               quan, đã định trước.

                     3.1.2. Các phương pháp chọn mẫu
                      a) Lấy mẫu ngẫu nhiên
                      Ta đánh số các phần tử từ 1 đến N (N là số các phần tử của tổng thể). Để có

               một mẫu kích thước n, ta có thể dùng bảng số ngẫu nhiên, hay dùng cách bốc thăm
               để lấy cho đủ n phần tử vào mẫu. Bằng cách này, mỗi phần tử của tổng thể đều có
               khả năng được chọn vào mẫu như nhau.

                      b) Chọn mẫu cơ giới
                      Các phần tử của tổng thể được đưa vào mẫu cách nhau một khoảng xác định.
               Chẳng hạn: trên một dây chuyền sản xuất, cứ sau 1 khoảng thời gian t nào đó, người
               ta lại lấy ra 1 sản phẩm để đưa vào mẫu.

                      c) Chọn mẫu bằng cách phân lớp
                      Ta chia tổng thể thành 1 số lớp theo chỉ tiêu phụ nào đó, sao cho các phần tử
               trong mỗi lớp đồng đều hơn. Sau đó mới lấy ngẫu nhiên từ mỗi lớp 1 số phần tử để
               đưa vào mẫu.
                      - Việc lấy mẫu được tiến hành chủ yếu theo 2 phương thức sau:

                      + Lấy mẫu có hoàn lại (có lặp): phương pháp này được áp dụng khi tập hợp
               chính có ít phần tử. Theo phương thức này, mỗi lần lấy vào mẫu chỉ 1 phần tử. Sau
               khi đã được nghiên cứu xong trả lại phần tử đó vào tập hợp chính trước khi lấy phần
               tử tiếp theo. Như vậy, với cách lấy này, 1 phần tử có thể xuất hiện nhiều lần trong 1
               mẫu.
                      + Lấy mẫu không hoàn lại (không lặp): Theo phương thức này, phần tử được
               lấy ra nghiên cứu sẽ bị loại hẳn ra khỏi tập hợp chính. Việc lựa chọn phương pháp
               lấy mẫu phụ thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu và điều kiện tiến hành.

                      Chú ý:
                      Người ta đã chứng minh được rằng khi số phần tử của tổng thể đủ lớn thì có thể coi
               2 cách lấy mẫu có lặp và không lặp là như nhau. Trong tài liệu này, để thuận tiện cho việc
               mô hình hóa ta giả thiết mẫu được thành lập theo phương thức có lặp.
                     3.1.3.  Phương pháp mô tả số liệu mẫu

                      Ta có thể dùng công cụ toán học để mô tả và khái quát các khái niệm: tổng
               thể, dấu hiệu nghiên cứu và mẫu đã nêu ở trên, tức là xây dựng mô hình toán học
               của chúng.






                                                         Trang 52
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57