Page 66 - TOAN CHUYEN DE
P. 66
sản phẩm và kiểm tra thấy có 10 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Hãy chỉ ra ước
lượng điểm cho tỷ lệ phế phẩm với độ tin cậy = 95%, hãy cho biết tỷ lệ phế phẩm
thực thuộc vào khoảng nào?
3.3.7. Phân tích 200 mẫu nước thấy có 15 mẫu chứa vi khuẩn. Hãy:
a. Ước lượng điểm cho tỷ lệ mẫu có vi rút siêu vi?
b. Với độ tin cậy = 95% thì tỷ lệ mẫu có chứa vi khuẩn nằm trong khoảng
nào?
3.3.8. Trong đợt tìm hiểu sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm mới của công ty
Đại Dương, người ta đã phỏng vấn ngẫu nhiên 10 khách hàng và có 4 khách hàng
hài lòng với sản phẩm mới của công ty.
Hãy chỉ ra ước lượng điểm cho tỷ lệ khách hàng hài lòng với sản phẩm mới
của công ty Đại Dương.
3.3. Kiểm định giả thiết thống kê
3.3.1. Thiết lập bài toán
a) Kiểm định giả thiết thống kê
Giả thiết thống kê là những giả thiết nói về các tham số, dạng qui luật phân
phối hoặc tính độc lập của các biến ngẫu nhiên.
Việc tìm ra kết luận về tính thừa nhận được hay không thừa nhận được của 1
giả thiết được gọi là kiểm định giả thiết thống kê.
Đó là một trong những bài toán cơ bản của toán thống kê. Cách đặt giả thiết
thống kê: Chân lý là A B và cũng chính là điều mà người nghiên cứu cần chứng
minh.
Có 2 cách:
Cách 1.
Đưa ra giả thiết là ≠ rồi tìm dữ liệu để chứng minh rằng giả thiết ấy là
đúng, là phù hợp (tức có thể đề nghị người khác chấp nhận giả thiết đó).
Cách 2.
Đưa ra giả thiết là ≠ rồi tìm dữ liệu để chứng minh rằng giả thiết này
không phù hợp và ta bác bỏ giả thiết này (tức là có ý đề nghị người khác chấp nhận
≠ ).
Trong toán thống kê, việc bác bỏ một giả thiết dựa vào xác suất xuất hiện biến
cố có liên quan đến giả thiết ấy. Ta suy ra cách đặt giả thiết như sau:
(1): Giả thiết đặt ra với ý đồ bác bỏ nó, nghĩa là giả thiết đặt ra ngược lại với
điều ta muốn chứng minh, muốn thuyết phục. Vì vậy khi bác bỏ được giả thiết có
nghĩa là ta đã chứng minh được điều ngược lại.
(2): Giả thiết đặt ra nếu nó đúng thì ta sẽ xác định được qui luật PPXS của biến
ngẫu nhiên đang nghiên cứu.
(3): Giả thiết đặt ra thường mang nghĩa “không khác nhau” hoặc khác nhau
mà không có nghĩa.
Trang 66