Skip navigation

1.1. Các quy tắc

Quy tắc cộng

Nếu có $m$ cách thực hiện hành động H, hoặc có $n$ cách khác thực hiện hành động H thì ta sẽ có $m + n$ cách thực hiện hành động H.

Chú ý.

Ta sử dụng quy tắc cộng khi hành động H được thực hiện bởi hành động $H_1$ hoặc hành động $H_2$ hoặc… nói cách khác là các hành động thành phần không xảy ra cùng lúc.

Ví dụ. Các nhóm I, II lần lượt có 2, 3 học viên. Cần chọn 2 học viên cùng một nhóm. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như vậy?

Quy tắc nhân

Nếu cách thực hiện hành động H gồm nhiều bước liên tiếp: ở bước 1 có $m_1$ cách, ở bước 2 có $m_2$ cách, …, ở bước $n$ có $m_n$ cách thì tất cả sẽ có $m_1.m_2\cdots m_n$ cách thực hiện hành động H. 

Chú ý: Ta sử dụng quy tắc nhân khi hành động H được thực hiện đồng thời bởi các hành động $H_1$, $H_2$,… nói cách khác là các hành động thành phần xảy ra cùng lúc.

Ví dụ: Để đi từ thành phố A đến thành phố C phải qua thành phố B. một trong bốn cách để đi từ A đến B là: đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy. Có một trong hai cách để đi từ B đến C là: đường bộ, đường sắt. Hỏi có bao nhiêu cách đì từ A đến C?