Skip navigation

2.3. Nguyên lý xác suất nhỏ, xác suất lớn

Nguyên lý xác suất nhỏ

“Nếu một sự kiện có xác suất rất nhỏ thì thực tế có thể cho rằng sự kiện đó sẽ không xảy ra trong một (một vài) phép thử ở tương lai”.

Một sự kiện có thể coi là có xác suất nhỏ tuỳ thuộc vào bài toán cụ thể. Chẳng hạn mỗi chiếc máy bay đều có một xác suất rất nhỏ bị xảy ra tai nạn (như ví dụ trên là 0,000133%). Nhưng trên thực tế ta vẫn không từ chối đi máy bay vì tin rằng trong chuyến bay ta đi sự kiện máy bay rơi không xảy ra.

Mức xác suất nhỏ này được gọi là mức ý nghĩa. Nếu $\alpha$ là mức ý nghĩa thì số $\beta = 1 − \alpha$ gọi là độ tin cậy. Khi dựa trên nguyên lí xác suất nhỏ ta nói rằng: “Sự kiện $A$ có xác suất nhỏ (tức là $P(A)\leq \alpha$) sẽ không xảy ra trên thực tế với độ tin cậy là $\beta$. 

Nguyên lý xác suất lơn

Tương tự, ta có thể đưa ra Nguyên lý xác suất lớn: “Nếu sự kiện $A$ có xác suất lớn (gần bằng 1) thì trên thực tế có thể hiểu sự kiện đó sẽ xảy ra trong một (hoặc một vài) phép thử tiếp theo”.