Skip navigation

4.4. Hạt nhân, ảnh của ánh xạ tuyến tính

Định nghĩa. Cho hai không gian vector $V$ và $W$ trên trường số thực $\mathbb{R}$. $f:V\to W$ là ánh xạ tuyến tính. 

  1. Tập tất cả các phần tử của  $V$ có ảnh là vector $\theta \in W$ được gọi là hạt nhân của $f$, kí hiệu là $\text{Ker}(f)$. 
    Vậy, $\text{Ker}\left(f\right)=\left\{x\in V|f\left(x\right)=\theta \in W\right\}$.
  2. Tập tất cả các phần tử của $W$ là ảnh của ít nhất một phần tử trong $V$ được gọi là ảnh của $f$, kí hiệu là $\text{Im}(f)$.      
    Vậy, $\text{Im}\left(f\right)=\left\{y\in W|\exists x\in V:f\left(x\right)=y\right\}$.

Chú ý: $\text{Im}\left(f\right)=f\left(V\right)\subset W$. Nếu $f$ là toàn ánh thì $\text{Im}\left(f\right)=f\left(V\right)=W$.

Ví dụ tìm hạt nhân, ảnh của ánh xạ

Ví dụ

Ví dụ 1: Cho hai không gian vector $V$ và $W$ trên trường số thực $\mathbb{R}$. Khi đó, ánh xạ $f:V\to W$ xác định bởi $f\left(v\right)=\theta \in W,\forall v\in V$ là ánh xạ không có $\text{Ker}\left(f\right)=V$ và $\text{Im}\left(f\right)=\left\{\theta \right\}$.

Ví dụ 2: Cho $V$ là không gian vector trên trường số thực $\mathbb{R}$. Khi đó, ánh xạ $f:V\to V$ xác định bởi $f\left(v\right)=v, \forall v\in V$ là toán tử tuyến tính trong $V$ có $\text{Ker}\left(f\right)=\left\{\theta \right\}$ và $\text{Im}\left(f\right)=V$.

Ví dụ 3

Cho ánh xạ tuyến tính $ f:\mathbb{R}^3\to \mathbb{R}^2$ xác định bởi: $f\left(x_1,x_2,x_3\right)=\left({2x}_1-x_2+3x_3,-{2x}_2+x_3\right)$. Tìm hạt nhân và ảnh của $f$.

Định lí

Cho hai không gian vector $V$ và $W$ trên trường số thực $\mathbb{R}$. Ánh xạ $f:V\to W$ là ánh xạ tuyến tính. Khi đó:

  1. $\text{Ker}\left(f\right)$ là không gian con của $V$. 
  2. $\text{Im}\left(f\right)$ là không gian con của $W$. 

Hạng của ánh xạ tuyến tính

Định nghĩa: Cho hai không gian vector $V$ và $W$ trên trường số thực $\mathbb{R}$ và $f:V\to W$ là ánh xạ tuyến tính. Khi đó, số chiều của $\text{Im}\left(f\right)$ được gọi là hạng của ánh xạ $f$, kí hiệu là $\text{rank}\left(f\right)$.

Như vậy, $\dim\left(\text{Im}\left(f\right)\right)=\text{rank}\left(f\right)$.

Ví dụ

Ví dụ 4: Tìm hạng của ánh xạ tuyến tính $f:{\mathbb{R}}^3\to {\mathbb{R}}^2$ xác định bởi: $$f\left(x_1,x_2,x_3\right)=\left({2x}_1-x_2+3x_3,-{2x}_2+x_3\right).$$

Hướng dẫn: Theo kết quả Ví dụ 7,  $\text{Im}\left(f\right)={\mathbb{R}}^2$ nên $\text{rank}\left(f\right)=2$

Ví dụ 5: Tìm hạng của ánh xạ tuyến tính $f:V\to W$ xác định bởi $f\left(v\right)=\theta,\forall v\in V$.

Hướng dẫn: Theo kết quả Ví dụ 5, $\text{Im}\left(f\right)=\left\{\theta \right\}$ $\Longrightarrow \text{rank}\left(f\right)=0$.

Định lí 1

Cho $V$ là không gian vector $n$ chiều và $f:V\to W$ là ánh xạ tuyến tính. Khi đó, $\dim\left(\text{Im}\left(f\right)\right)+\dim\left(\text{Ker}\left(f\right)\right)=n$.

Nghĩa là, $\text{rank}\left(f\right)+\dim\left(\text{Ker}\left(f\right)\right)=n$.

Ví dụ 6

Tìm số chiều của hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính $f:{\mathbb{R}}^3\to {\mathbb{R}}^2$ xác định bởi: $f\left(x_1,x_2,x_3\right)=\left({2x}_1-x_2+3x_3,-{2x}_2+x_3\right)$.

Định lí 2

Nếu $A\in {\mathcal{M}}_{m\times n}$ thì số chiều của không gian nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất $Ax=\theta $ là $n-r(A)$ .