Skip navigation

Test nhanh

Bài tập trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 01: Cho ma trận $A=\left[\begin{array}{cc} {1} & {3} \\ {5} & {-1} \end{array}\right]$. Khi đó $A^{-1} $ là:

Gợi ý

Áp dụng 1 trong 2 cách tìm ma trận nghịch đảo.

Cách 1. Áp dụng định lý 2.

Cách 2. Áp dụng phương pháp Gauss-Jordan (biến đổi sơ cấp).

Hoặc, thử trực tiếp $A.A^{-1}=I$ từ đó, đưa ra câu trả lời chính xác.

Answers

$\left[\begin{array}{cc} {\frac{1}{16} } & {\frac{3}{16} } \\ {\frac{5}{16} } & {-\frac{1}{16} } \end{array}\right]$

$\left[\begin{array}{cc} {-\frac{1}{16} } & {\frac{3}{16} } \\ {\frac{5}{16} } & {\frac{1}{16} } \end{array}\right]$

$\left[\begin{array}{cc} {-1} & {-3} \\ {-5} & {1} \end{array}\right]$

Không tồn tại.

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 02: Cho ma trận $A=\left[\begin{array}{cc} {1} & {2022} \\ {0} & {3} \end{array}\right]$. Khi đó, $\det (2A)^{-1} =...?$

Gợi ý

Áp dụng các chú ý $\det (AA^{-1} )=\det (A)\det (A^{-1} )=1$ với $A$ là ma trận vuông cấp $n$ khi đó $\det (kA)=k^{n} \det (A)$, với $k$ là hằng số tùy ý và $A$ là ma trận vuông cấp $n$. Từ đó ta có đáp án.

Answers

$\det (2A)^{-1}=3$

$\det (2A)^{-1}=1/12$

$\det (2A)^{-1}=1/6$

$\det (2A)^{-1}=1/3$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 03. Cho ma trận $A=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {0} & {1} & {4} \\ {0} & {0} & {5} \end{array}\right]$. Khi đó, $\det (2A)=...?$

Gợi ý

Áp dụng chú ý: $\det (kA)=k^{n} \det (A)$ với $k$ là hằng số tùy ý và $A$ là ma trận vuông cấp $n$.

Từ đó, tìm ra đáp án.

Answers

$\det (2A)=40$

$\det (2A)=\frac{1}{40} $

$\det (2A)=10$

$\det (2A)=30$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 04. Hạng của ma trận $A=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {3} & {4} & {5} \\ {1} & {0} & {6} \end{array}\right]$ là:

Gợi ý

Áp dụng chú ý: $A\in M_{n}$ và $\det \left(A\right)\ne 0$ thì   .

Hoặc, áp dụng phương pháp biến đổi sơ cấp để tìm hạng của A.

Từ đó, suy ra đáp án.

Answers

$r(A)=3$

$r(A)=2$

$r(A)=1$

$r(A)=0$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 05. Cho 2 ma trận $A=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {4} & {5} & {6} \\ {7} & {8} & {9} \\ {10} & {11} & {12} \end{array}\right]$ và $B=\left[\begin{array}{cccc} {1} & {4} & {7} & {10} \\ {2} & {5} & {8} & {11} \\ {3} & {6} & {9} & {12} \end{array}\right]$. Khi đó, kết luận nào sau đây khi nói về hạng của các ma trận trên là đúng?

Gợi ý

Dựa vào chú ý: $r\left(A\right)=r\left(A^{t} \right)$ và áp dụng một trong hai cách tìm hạng của ma trận để tìm hạng của 1 trong 2 ma trận trên. Từ đó, kết luận bài toán.

Hoặc, áp dụng một trong hai cách tìm hạng của ma trận để tìm hạng của các ma trận trên. Sau đó, so sánh để có phương án trả lời chính xác.

Answers

$r(A)=r(B)=2$

$r(A)=r(B)=4$

$r(A)\ne r(B)$

$r(A)=r(B)=3$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 06. $\left|\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {4} & {5} & {6} \\ {7} & {8} & {9} \end{array}\right|=...?$

Gợi ý

Áp dụng quy tắc Sarrut hoặc các phép biến đổi sơ cấp để tìm định thức trên. Từ đó, tìm ra đáp án.

Answers

$\left|\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {4} & {5} & {6} \\ {7} & {8} & {9} \end{array}\right|=0$

$\left|\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {4} & {5} & {6} \\ {7} & {8} & {9} \end{array}\right|=1$

$\left|\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {4} & {5} & {6} \\ {7} & {8} & {9} \end{array}\right|=450$

$\left|\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {4} & {5} & {6} \\ {7} & {8} & {9} \end{array}\right|=45$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 07. Cho ma trận $A=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {0} & {0} \\ {2} & {4} & {0} \\ {3} & {5} & {1} \end{array}\right]$. Khi đó, $\det \left[(3A)^{-1} \right]^{t} =...?$ 

Gợi ý

Áp dụng tính chất 1 ($\det \left(A^{t} \right)=\det \left(A\right)$) của định thức và các chú ý sau

$\det (AA^{-1} )=\det (A)\det (A^{-1} )=1$ với A là ma trận vuông cấp n khả đảo.

$\det (kA)=k^{n} \det (A)$  với k là hằng số tùy ý và A là ma trận vuông cấp n.

Từ đó, tìm ra đáp án.

Answers

$\det \left[(3A)^{-1} \right]^{t} =\frac{1}{108} $

$\det \left[(3A)^{-1} \right]^{t} =108$

$\det \left[(3A)^{-1} \right]^{t} =\frac{1}{12} $

$\det \left[(3A)^{-1} \right]^{t} =12$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 08. Cho 2 ma trận $A=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {4} & {0} \\ {0} & {2} & {0} \\ {3} & {-1} & {1} \end{array}\right]$ và $B=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {-1} & {0} & {4} \\ {2} & {1} & {5} \end{array}\right]$ Khi đó, $\det AB=...?$

Gợi ý

Áp dụng chú ý $\det (AB)=\det (A).\det (B)=\det (B).\det (A)$ với $A$ và $B$ là các ma trận vuông cùng cấp. Tìm định thức của $A$ và định thức của $B$ rồi nhân 2 kết quả lại ta sẽ có định thức của tích $AB$.

Hoặc, thực hiện phép nhân 2 ma trận $A$ và $B$, sau đó tính định thức của ma trận tích vừa tìm được. Ta sẽ có đáp án cho bài toán.

Answers

$\det AB=38$

$\det AB=26$

$\det AB=0$

$\det AB=-38$

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 09. Cho hai ma trận $A=\left[\begin{array}{ccc} {1} & {2} & {3} \\ {0} & {-1} & {4} \end{array}\right]$ và $B=\left[\begin{array}{cc} {1} & {-3} \\ {0} & {2} \\ {3} & {0} \end{array}\right]$. Khi đó, $\det AB=...?$

Gợi ý

Thực hiện phép nhân 2 ma trận $A$ và $B$, sau đó tính định thức của ma trận tích vừa tìm được. Ta sẽ có đáp án cho bài toán.

Answers

$\det AB=-32$

$\det AB=32$

$\det AB=8$

Không tồn tại.

Phản hồi

Câu hỏi

Câu 10. Cho 2 ma trận $A=\left[\begin{array}{cc} {1} & {5} \\ {3} & {4} \end{array}\right]$ và $B=\left[\begin{array}{cc} {1} & {2} \\ {0} & {3} \end{array}\right]$.  Khi đó,  

Gợi ý

Áp dụng các chú ý: $\det (AB)=\det (A).\det (B)=\det (B).\det (A)$ với A và B là các ma trận vuông cùng cấp. $\det (AA^{-1} )=\det (A)\det (A^{-1} )=1$ với A là ma trận vuông cấp n khả đảo.

          Tính định thức của A và định thức của ma trận nghịch đảo của B, sau đó nhân 2 kết quả này, ta sẽ được đáp án cho bài toán.

Hoặc, tìm ma trận nghịch đảo của ma trận B. Tiếp theo, thực hiện phép nhân 2 ma trận A và $B^{-1} $. Cuối cùng, tính định thức của ma trận tích $AB^{-1} $ vừa tìm được. Ta sẽ có đáp án cho bài toán.

Answers

$\det AB^{-1} =-\frac{11}{3} $

$\det AB^{-1} =\frac{11}{3} $

$\det AB^{-1} =-33$

$\det AB^{-1} =-\frac{1}{3} $

Phản hồi