Skip navigation

1.1. Bổ túc về số phức

Khái niệm

Định nghĩa: Số có dạng $x+iy$ trong đó $x,y\in\mathbb R$ được gọi là số phức. Kí hiệu $z=x+iy$.

Nếu $x=0$, tức là $z=iy$, thì $z$ được gọi là số thuần ảo.

Nếu $y=0$, tức là $z=x$, thì $z$ là một số thực.

Số phức $x-iy$, kí hiệu $\overline{z}$, được gọi là số phức liên hợp với số phức $z=x+iy$.

Quy ước: $i^2=-1$.

Biểu diễn số phức

1. Biểu diễn hình học

Số phức $z=x+iy$ được đống nhất với điểm có tọa độ $(x;y)$, khi đó mặt phẳng $Oxy$ được gọi là mặt phẳng phức.

2. Biểu diễn lượng giác

Ta có biểu diễn $\begin{cases}x=r\cos\varphi\\y=r\sin\varphi\end{cases}$ với \begin{align}
&r=|z|=\sqrt{x^2+y^2}\text{ là mô-đun của số phức }z,\\
&\text{Arg}z=\varphi+2k\pi,\,k\in\mathbb Z\text{ là argument của số phức }z.
\end{align} Do đó: $$z=r(\cos\varphi+i\sin\varphi).$$

Ví dụ: Tập hợp các số phức $z$ thỏa mãn $|z-2|=3$ tương ứng với tập các điểm có khoảng cách đến điểm $I(2;0)$ bằng 3, tập hợp này là đường tròn tâm $I$, bán kính 3.

Góc $\varphi$ được xác định bởi $\begin{cases}\tan\varphi=y/x\\\cos\varphi=\dfrac{x}{r}\end{cases}$. Giá trị $\text{Arg}z$ thuộc $[-\pi,\pi]$ được gọi là argment chính, kí hiệu là $\text{arg}z\in[-\pi,\pi]$.

3. Biểu diễn mũ

Ta có công thức Euler: $e^{i\varphi}=\cos\varphi+i\sin\varphi$ nên từ dạng lượng giác, ta có thể biểu diễn số phức dưới dạng mũ là $$z=re^{i\varphi}.$$

Dạng hình học và lượng giác
Các Argz

Các phép toán

Cho 2 số phức $z_1=x_1+iy_1$ và $z_2=x_2+iy_2$. Khi đó các phép toán trên tập số phức $\mathbb C$ gồm:

1. Bằng nhau

$z_1=z_2\Leftrightarrow \begin{cases}x_1&=x_2\\y_1&=y_2\end{cases}$.

2. Cộng

$z_1+z_2=(x_1+x_2)+i(y_1+y_2)$.

3. Trừ

$z_1-z_2=(x_1-x_2)+i(y_1-y_2).$

4. Nhân

$z_1\cdot z_2=(x_1+iy_1)\cdot(x_2+iy_2)=(x_1x_2-y_1y_2)+i(x_1y_2+y_1x_2).$

5. Chia

Nghịch đảo của số phức $z\neq 0$ là số phức kí hiệu $\dfrac{1}{z}$ hay $z^{-1}$ thỏa mãn điều kiện $z.z^{-1}=1$. Vậy nếu gọi $z^{-1}=a+ib$ thì $$\begin{cases}xa-yb&=1\\ya+xb&=0\end{cases}\Rightarrow a=\dfrac{x}{x^2+y^2},\quad b=\dfrac{-y}{x^2+y^2}.$$ Vậy $$\dfrac{z_1}{z_2}=z_1\cdot z_2^{-1}=(x_1+iy_1)\left(\dfrac{x_2}{x_2^2+y_2^2}-i\dfrac{y_2}{x_2^2+y_2^2}\right)=\dfrac{x_1x_2+y_1y_2}{x_2^2+y_2^2}+i\dfrac{y_1x_2-x_1y_2}{x_2^2+y_2^2},\quad z_2\neq 0.$$

6. Lũy thừa

$z^n=r^ne^{in\varphi}=r^n(\cos n\varphi+i\sin n\varphi)$.

7. Khai căn

Căn bậc $n$ của số phức $z$ có $n$ giá trị, chú ý vì hàm $\sin, \cos$ là hàm tuần hoàn với chu kì $2k\pi$ nên $e^{i\theta}=e^{i(\theta+2k\pi)}$ với $k\in\mathbb Z$.
Khai căn bậc $n$

Ví dụ.

Tính $\sqrt[5]{1+i}$.

Tính chất của các phép toán.

  1. Tính giao hoán (cộng, nhân).
  2. Tính kết hợp (cộng, nhân).
  3. Tính phân phối của phép nhân với phép cộng.
  4. $z_1\cdot z_2=0\Leftrightarrow z_1=0$ hoặc $z_2=0$.
  5. $z_1 = z_2 \Leftrightarrow \begin{cases}|z_1|=|z_2|\\\text{arg}z_1=\text{arg}z_2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}|z_1|=|z_2|\\\text{Arg}z_1=\text{Arg}z_2+2k\pi.\end{cases}$
  6. $z\cdot\overline{z}=|z|^2$.
  7. $\overline{z_1+z_2}=\overline{z_1}+\overline{z_2}\qquad$, $\overline{z_1\cdot z_2}=\overline{z_1}\cdot\overline{z_2}\qquad$, $\overline{\dfrac{z_1}{z_2}}=\dfrac{\overline{z_1}}{\overline{z_2}}$.
  8. $\dfrac{1}{z}=\dfrac{\overline{z}}{z\cdot\overline{z}}\qquad$, $\dfrac{z_1}{z_2}=\dfrac{z_1\overline{z_2}}{z_2\cdot\overline{z_2}}$
  9. $\text{Re}z=\dfrac{z+\overline{z}}{2}, \qquad \text{Im}z=\dfrac{z-\overline{z}}{2i}$.
  10. $|z_1\cdot z_2|=|z_1|.|z_2|,\quad \left|\dfrac{z_1}{z_2}\right|=\dfrac{|z_1|}{|z_2|},\quad |z_1+z_2|\leq |z_1|+|z_2|$.
  11. $\text{Arg}(z_1\cdot z_2)=\text{Arg}z_1+\text{Arg}z_2,\quad \text{Arg}\left(\dfrac{z_1}{z_2}\right)=\text{Arg}z_1-\text{Arg}z_2$.
  12. Cho $z=x+iy$ thì $\begin{cases}|x|\leq |z|\\|y|\leq |z| \end{cases}$ và $|z|\leq |x|+|y|$.
  13. $0\leq z\cdot\overline{z}\in\mathbb R$ và $z\cdot\overline{z}=0\Leftrightarrow z=0$.

Tập số phức mở rộng

Dựng mặt cầu $(S)$ có cực nam tiếp xúc với mặt phẳng $Oxy$ tại $O$, khi đó mỗi điểm $z$ thuộc mặt phẳng $Oxy$ sẽ tương ứng duy nhất với điểm $\omega$ là giao điểm của tia $Pz$ và mặt cầu $(S)$, $P$ là điểm cực bắc của $(S)$.

Vậy mỗi điểm trên mặt phẳng $Oxy$ được xác định bởi một điểm trên mặt cầu $(S)$ ngoại trừ điểm cực bắc $P$.

Ta gán cho điểm cực bắc này số phức vô cùng $\infty$. Tập hợp số phức $\mathbb C$ thêm số phức vô cùng được gọi là tập số phức mở rộng $\overline{\mathbb C}$. Như vậy toàn bộ mặt cầu $(S)$ là một biểu diễn hình học của tập số phức mở rộng.

Quy ước: $\dfrac{z}{0}=\infty (z\neq 0), z.\infty=\infty (z\neq 0), z+\infty=\infty, \infty-z=\infty.$

Xem mô phỏng về tập số phức mở rộng.