Skip navigation

3.4. Công thức tích phân Cauchy

Định lí 1.

Giả sử $f(z)$ giải tích trong miền $\overline{D}=D\cup \partial D$ (có thể đa liên) và khả tích trên biên $\partial D$. Khi đó, với mọi $a\in D$ ta có: $$f(a)=\dfrac{1}{2\pi i}\oint_{\partial D}\dfrac{f(z)}{z-a}dz$$ tích phân được lấy theo chiều dương của $\partial D$.

Chú ý: Giả sử $f(z)$ giải tích trong miền $\overline{D}$ và khả tích trên biên $\partial D$. Khi đó $$ \oint\limits_{\partial D}\dfrac{f(z)}{z-a}dz=\begin{cases}2\pi if(a),&\text{ nếu }a\in D,\\0,&\text{ nếu }a\notin\overline{D}.\end{cases}$$ Ví dụ: Tính $\oint\limits_\gamma \dfrac{dz}{z(z-1)}$ với $\gamma=\{z\in\mathbb C:|z-1|=2\}$.

Định lí 2

Giả sử $f(z)$ giải tích trong miền $\overline{D}=D\cup \partial D$ (có thể đa liên) thì có đạo hàm mọi cấp trong $D$. Khi đó, với mọi $a\in D$ ta có: $$f^{(n)}(a)=\dfrac{n!}{2\pi i}\oint_{\partial D}\dfrac{f(z)}{(z-a)^{n+1}}dz$$ tích phân được lấy theo chiều dương của $\partial D$.

Chú ý: Giả sử $f(z)$ giải tích trong miền $\overline{D}$ và khả tích trên biên $\partial D$. Khi đó $$ \oint\limits_{\partial D}\dfrac{f(z)}{(z-a)^{n+1}}dz=\begin{cases}2\pi i\dfrac{f^{(n)}(a)}{n!},&\text{ nếu }a\in D,\\0,&\text{ nếu }a\notin\overline{D}.\end{cases} $$ Ví dụ: Tính $\oint\limits_\gamma \dfrac{dz}{z^2(z-2)}$ với $\gamma=\{z\in\mathbb C:|z|=1\}$.