Skip navigation

Bài 9: Ước lượng tham số

Chuẩn đầu ra bài học

  1. Hiểu được các khái niệm về ước lượng điểm, ước lượng khoảng;
  2. Vận dụng các quy trình để giải được các bài toán liên quan đến ước lượng điểm, ước lượng khoảng;
  3. Liên hệ được với các bài toán trong thực tế công tác.

Giới thiệu bài học

 Ước lượng tham số là một trong những bài toán cơ bản của thống kê toán học. Khi nghiên cứu đặc tính $A$ của mỗi cá thể của tổng thể, nếu xác định được quy luật xác suất của $A$ thì việc đưa ra các đánh giá cũng như các dự báo về sự biến động của tổng thể liên quan đến đặc tính này sẽ chính xác và khách quan. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng xác định được quy luật xác suất của $A$. Trong một số trường hợp, ta chỉ biết được dạng toán học của hàm phân phối hoặc hàm mật độ của biến định lượng $A$ mà chưa biết các tham số có mặt trong chúng. Vì vậy để xác định quy luật xác suất của $A$ trước hết phải đưa ra những đánh giá về các tham số này. Bài toán ước lượng tham số sẽ giúp ta giải quyết vấn đề trên.

Bài toán ước lượng tham số có thể phát biểu tổng quát như sau: Cho ĐLNN $X$ của tổng thể có luật phân phối xác suất đã biết nhưng chưa biết tham số $\theta$ nào đó, ta phải xác định giá trị của $\theta$ dựa trên các thông tin thu được từ một mẫu quan sát $x_1,\cdots, x_n$ của $X$. Quá trình xác định một tham số $\theta$ chưa biết được gọi là quá trình ước lượng tham số. Giá trị tìm được trong quá trình ấy, kí hiệu là $\hat{\theta}$, được gọi là ước lượng của $\theta$. Vì $\hat{\theta}$ là một giá trị số nên nó được gọi là ước lượng điểm, sau này ta còn có ước lượng khoảng (hay khoảng tin cậy).

Nội dung của bài học gồm:

  1. Ước lượng điểm
  2. Ước lượng khoảng