Giới thiệu học phần
Các hiện tượng trong đời sống hằng ngày xảy ra một cách ngẫu nhiên và tất định. Chẳng hạn, đun nước ở điều kiện bình thường đến $100^0$C thì nước sẽ sôi, một viên bi được thả từ trên cao chắc chắn sẽ rơi về phía Trái Đất... Đó là những hiện tượng diễn ra có tính quy luật, tất định. Trái lại, những hiện tượng mà cho dù khi được thực hiện trong cùng một điều kiện vẫn có thể sẽ cho ra các kết quả khác nhau được gọi là những hiện tượng ngẫu nhiên. Chẳng hạn, ta không thể xác định trước chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán, có bao nhiêu khách hàng đến siêu thị trong khoảng thời gian nào đó hay có bao nhiêu cuộc gọi đến một tổng đài... Các hiện tượng ngẫu nhiên là đối tượng nghiên cứu của xác suất. Lí thuyết xác suất nghiên cứu tính quy luật của các hiện tượng đó để có thể dự báo kết quả của chúng. Chính vì vậy, nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội... đều sử dụng tích cực các phương pháp và mô hình xác suất.
Học phần này gồm 3 nội dung chính sau: