Skip navigation

3.2. Tích phân không phụ thuộc đường cong

Định lí:  Điều kiện cần và đủ để tích phân của hàm $f(z)$ trong miền $D$  không phụ thuộc vào đường lấy tích phân là tích phân của $f(z)$ dọc theo mọi đường cong kín bất kỳ (không tự cắt nhau) trong $D$ phải bằng 0, tức là $$\oint_\gamma f(z)dz=0,\text{ với mọi }\gamma\subset D.$$

Đường cong kín không tự cắt (bên trong là miền kín đơn liên)
Đường cong kín có tự cắt

Ta có $$0=\int\limits_L f(z)dz=\int\limits_{L_1^+}f(z)dz+\int\limits_{L_2^+}f(z)dz=\int\limits_{L_1^+}f(z)dz-\int\limits_{L_2^-}f(z)dz.$$

Nên $\int\limits_{L_1^+}f(z)dz=\int\limits_{L_2^-}f(z)dz$, hay tích phân không phụ thuộc vào đường đi, chỉ phụ thuộc vào điểm đầu $A$ và điểm cuối $B$.

Định lí: Nếu hàm phức $f(z)$  giải tích trong miền đơn liên $D$ thì tích phân của $f(z)$ dọc theo mọi đường cong kín $\gamma$ bất kỳ trong $D$ đều bằng 0.

Hệ quả:

1. Nếu $f(z)$ giải tích trong miền kín, đơn liên $\overline{D}=D\cup \partial D$ (gồm miền trong $D$ và biên $\partial D$) thì $\int\limits_{\partial D}f(z)dz=0$.

2.  Giả sử hàm $f(z)$ giải tích trong miền kín đa liên $\overline{D}$ có biên ngoài là $\Gamma_0$ và biên trong là $\Gamma_1,\cdots,\Gamma_n$ thì $$\oint\limits_{\Gamma_0}f(z)dz=\sum\limits_{k=1}^n\oint\limits_{\Gamma_k}f(z)dz.$$
Tích phân trên biên kín của miền đa liên

Ví dụ: Tính tích phân $I_n=\oint\limits_L\dfrac{dz}{(z-a)^n},n\in\mathbb Z$  trong đó $L$ là đường cong kín bất kỳ không đi qua $a$.