Skip navigation

1.3 Chuỗi có dấu bất kì

a. Chuỗi đan dấu

Định nghĩa. Chuỗi đan dấu là chuỗi số có dạng $\pm (u_{1} -u_{2} +\cdots +(-1)^{n+1} u_{n} +\cdots ),{\rm \; }u_{n} >0$. 

Chú ý. Ta chỉ cần xét tính chất của chuỗi số $u_{1} -u_{2} +\cdots +(-1)^{n+1} u_{n} +\cdots ,{\rm \; }u_{n} >0$, kí hiệu: $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }(-1)^{n+1} u_{n}$ hoặc $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }(-1)^{n-1} u_{n}$.

Định lý Leibniz

Cho chuỗi đan dấu $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }(-1)^{n+1} u_{n} $.

Nếu dãy số dương $u_{1} ,u_{2},\ldots,u_{n},\ldots$ đơn điệu giảm và $u_{n} \to 0$ khi $n\to \infty$ thì chuỗi đã cho hội tụ và có tổng không vượt quá số hạng đầu tiên $u_{1}$.

Ví dụ 23

Xét sự hội tụ, phân kỳ của chuỗi số $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }(-1)^{n+1} \dfrac{1}{n} $.

Ví dụ 24

Xét sự hội tụ, phân kỳ của  chuỗi số $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }(-1)^{n-1} \dfrac{n+1}{n^{2} +n+1} $.

b. Chuỗi số có dấu bất kì

Định lý. Nếu chuỗi số $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }|u_{n} |$ hội tụ thì chuỗi số $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} $ cũng hội tụ.

Khi đó, ta nói chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n}$ hội tụ tuyệt đối.

Chú ý. Định lý chỉ nêu điều kiện đủ chứ không nêu điều kiện cần để chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} $ hội tụ (nghĩa là có thể chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} $ hội tụ mà chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }|u_{n} |$ lại phân kỳ, khi đó ta nói chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} $ hội tụ không tuyệt đối hay bán hội tụ).

Đương nhiên: nếu chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} $ phân kỳ thì chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }|u_{n} |$ cũng phân kỳ. 

Ví dụ 25

Xét sự hội tụ, phân kỳ của chuỗi số $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\sin n\alpha }{n^{7} } $.

Ví dụ 26

Xét sự hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ của chuỗi số $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }(-1)^{n+1} \dfrac{1}{n} $.

Ví dụ 27

Xét sự hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ của chuỗi số $\sum\limits_{{\rm n}={\rm 1}}^{+\infty }(-1)^{n-1}\dfrac{1}{n^{2} } $.