Định nghĩa
Ví dụ 5. Các vectơ trong Hình 1 là các vectơ vận tốc không khí chỉ ra tốc độ và hướng gió tại các điểm 10 m độ cao so với bề mặt ở khu vực vịnh San Francisco. Chúng ta thấy các mũi tên lớn nhất trong phần (a) rằng tốc độ gió lớn nhất tại thời điểm gió vào vịnh qua cầu Golden Gate. Phần (b) cho thấy mô hình gió rất khác nhau 12 giờ trước đó. Liên quan đến tất cả các điểm trong không khí chúng ta có thể tưởng tượng một véc tơ vận tốc gió. Đây là một ví dụ về trường véc tơ vận tốc.
Những ví dụ khác về trường véc tơ vận tốc được minh họa trong Hình 2: các dòng hải lưu và dòng chảy qua một cánh máy bay.
Nói chung, một trường véc tơ là một hàm mà miền xác định của nó là tập các điểm trong ${\mathbb{R}}^{2}$ (hoặc ${\mathbb{R}}^{3}$) và miền giá trị của nó là tập các véc tơ trong ${\mathbb{R}}^{2}$ (hoặc ${\mathbb{R}}^{3}$).
Định nghĩa 1. Giả sử $D$ là tập trong ${\mathbb{R}}^{2}$ (miền phẳng). Một trường véc tơ trên ${\mathbb{R}}^{2}$ là một hàm $F$ cho tương ứng mỗi điểm $(x, y)$ trong $D$ với véc tơ hai chiều $F(x, y)$.
Cách tốt nhất để minh họa bằng hình ảnh một trường véc tơ là vẽ các mũi tên biểu thị véc tơ $F(x, y)$ bắt đầu tại điểm $(x, y)$. Tất nhiên, không thể làm điều này cho tất cả các điểm $(x, y)$, nhưng chúng ta có thể đạt được một cảm giác hợp lý của $F$ bằng cách thực hiện nó cho một vài điểm đại diện trong $D$ như trong Hình 3. Bởi vì $F(x, y)$ là một véc tơ hai chiều, chúng ta có thể viết nó qua các hàm thành phần của nó, $P$ và $Q$, như sau: $F(x, y) = P(x, y) i + Q(x, y) j = (P(x, y), Q(x, y))$, hoặc ngắn gọn, $F = Pi + Qj.$
Chú ý rằng $P$ và $Q$ là các hàm vô hướng của hai biến và đôi khi được gọi là trường vô hướng để phân biệt chúng với trường véc tơ.
Định nghĩa 2. Giả sử $E$ là tập con của ${\mathbb{R}}^{3}$. Một trường véc tơ trên ${\mathbb{R}}^{3}$ là một hàm $F$cho tương ứng mỗi điểm (x, y, z) trong $E$ với véc tơ ba chiều $F(x, y, z).$
Một trường véc tơ trên ${\mathbb{R}}^{3}$ được minh họa bằng hình ảnh trong Hình 4. Chúng ta có thể biểu diễn nó qua các hàm thành phần của nó là $P, Q$ và $R$ như sau $$F(x, y, z) = P(x, y, z) i + Q(x, y, z) j + R(x, y, z) k = (P(x, y, z), Q(x, y, z), R(x, y, z))$$ hoặc ngắn gọn, $F = Pi + Qj + Rk.$